Hàm lượng nước trung bình thực tế trong cơ thể con người thay đổi theo giới tính, tuổi tác và cân nặng, nhưng luôn có một điều không thay đổi đó là kể từ khi sinh ra, hơn một nửa trọng lượng cơ thể của chúng ta là nước. Phần trăm trọng lượng cơ thể trong nước trung bình duy trì trên 50% trong suốt cuộc đời, mặc dù nó có thể giảm theo thời gian. Vậy, nước chiếm bao nhiêu phần trăm trong cơ thể của chúng ta, và lượng nước trong cơ thể như thế nào là đảm bảo.

nước chiếm bao nhiêu phần trăm cơ thể

Nước chiếm bao nhiêu phần trăm cơ thể?

Trung bình, nước chiếm tới khoảng 70% trong cơ thể và thường phân bố không có đồng đều ở các cơ quan khác nhau. Tổng lượng nước trong cơ thể chúng ta  là không có sự cố định mà nó thường giảm dần theo độ tuổi, giới tính. Đối với những bé trẻ sơ sinh, tổng lượng nước trong cơ thể có thể chiếm khoảng 75 – 80%. Độ tuổi từ 1 tuổi cho đến ngưỡng tuổi trung niên, tổng lượng nước sẽ chỉ còn chiếm khoảng 60% trọng lượng cơ thể đối với nam và 55% trọng lượng cơ thể đối với nữ. Sau độ tuổi trung niên, thì tổng lượng nước chỉ còn chiếm khoảng 50% trọng lượng cơ thể mà thôi.

Việc phân bổ nước trong cơ thể cũng có sự khác nhau, được phân bổ qua hai khoang chính và được ngăn cách bởi màng tế bào là: khoang dịch nội bào thì lượng nước chiếm đến 40% trọng lượng của cơ thể; còn khoang dịch ngoại lượng nước ít hơn chỉ chiếm đến 20% trọng lượng (Trong đó, dịch kẽ chiếm đến 15%, còn 5% còn lại là huyết tương).

Vai trò của nước trong cơ thể

Không chỉ mang vai trò làm dịu cơn khát và điều chỉnh lại nhiệt độ cơ thể bạn; Nước còn có vai trò giữ cho các mô bên trong cơ thể có đủ độ ẩm. Ngoài ra, nước còn giúp bảo vệ tủy sống, và nước cũng hoạt động như một chất bôi trơn và đệm cho các khớp của bạn.

Một lượng nước vừa đủ sẽ cho phép cơ thể bạn bài tiết các chất thải, độc tố thông qua tuyến mồ hôi, đi tiểu và đại tiện. Các bộ phận như thận, gan, ruột sẽ sử dụng nước để giúp chúng loại bỏ các chất thải. Nước còn có thể giúp cho bạn không bị táo bón bằng việc làm mềm phân và giúp di chuyển lượng thức ăn mà bạn đã ăn qua đường ruột.

Quá trình chúng ta tiêu hóa bắt đầu bằng nước bọt, được hình thành từ nước. Quá trình tiêu hóa này phụ thuộc vào các enzyme có ở trong nước bọt để giúp phân hủy thức ăn, chất lỏng và để có thể hòa tan các khoáng chất cũng như các chất dinh dưỡng khác. Việc tiêu hóa tốt giúp cho lượng khoáng chất và chất dinh dưỡng dễ hấp thu hơn với cơ thể chúng ta. Nước cũng rất cần thiết để giúp bạn dễ dàng tiêu hóa chất xơ. Vậy nên, vai trò của nước rất quan trọng đối với hệ tiêu hóa.

Bạn thường xuyên bị mất nước do tập thể dục, vận động mạnh, bị ốm, sốt dẫn đến việc đổ nhiều mồ hôi, bị tiêu chảy hoặc nôn mửa. Điều cần thiết nhất là bổ sung nước để cơ thể bạn hồi phục lại lượng nước tự nhiên. Việc uống nhiều nước cũng giúp bạn tránh được triệu chứng của một số bệnh như nhiễm trùng bàng quang, sỏi. Uống nhiều nước có thể giúp chúng ta điều trị bệnh sỏi thận, nước có thể giúp những người từng bị sỏi thận ít tái phát, nước cũng giúp làm tăng thể tích nước tiểu đi qua sỏi thận làm loãng nồng độ muối do đó có thể giảm khả năng hình thành nên sỏi.

Nước còn có một vai trò nữa mà không phải ai trong chúng ta cũng biết đó là hỗ trợ giảm cân, giúp bạn cải thiện lại vóc dáng. Khi bạn cung cấp đủ nước thì có thể giảm khả năng ăn quá nhiều, giảm được lượng calo không thật sự cần thiết dẫn đến việc tăng cân. Với những vai trò thật sự hết sức quan trọng, vậy nước chiếm bao nhiêu phần trăm cơ thể bạn.

nước chiếm bao nhiêu phần trăm cơ thể

Làm sao để cân bằng nước trong cơ thể

Việc cân bằng nước trong cơ thể giữa hàm lượng nước ở bên trong cơ thể và lượng nước mà chúng ta thải ra cũng hết sức quan trọng. Lượng nước trong cơ thể được cung cấp qua thức ăn và nước uống, còn có nước nội sinh từ trong quá trình cơ thể chuyển hóa chất. Vì vậy, cần cân bằng lượng nước trong cơ thể thật tốt. 

Mỗi ngày, bạn cần cung cấp đủ nhu cầu nước đối với cơ thể là 2 lít đến 2.5 lít nước. Trong đó, quan trọng nhất là việc uống nước đủ 1 lít đến 1.5 lít mỗi ngày. Nên uống ngay 1 ly nước vào lúc mới ngủ dậy, uống vào khoảng 10 giờ sáng, trước lúc bạn ăn trưa, tầm lúc 4 giờ chiều, trước khi đi ngủ…Ngoài việc uống nước thì bạn có thể bổ sung nước cho cơ thể thông qua việc ăn nhiều loại trái cây, rau củ mọng nước như: dưa hấu, dưa leo, rau cần tây. Bên cạnh đó, việc ăn sữa chua và yến mạch cũng đang cung cấp một hàm lượng nước cao. 

Việc uống đủ nước đối với cơ thể chúng ta hết sức quan trọng. Mong rằng, nước chiếm bao nhiêu phần trăm cơ thể bạn đã mang đến cho bạn đọc những nội dung bổ ích nhất. Hẹn gặp lại các độc giả trong bài viết tiếp theo nhé!